Cọp hay Hổ

Câu chuyện Con Cọp hay con Hổ

– đặc tính
– săn cọp
– vài câu chuyện truyền miệng

Việt Nam trước kia nhiều lắm, nhưng không phải tỉnh nào cũng có, hoặc có mà hạn chế , do đi lạc hay bất cứ lý do gì đó mà phải tới vùng đó ( giống như ở cù lao ông Hổ)

Trong nhiều chuyến mình đi phượt rừng: anh em hỏi rừng này có cọp không

Mình trả lời: 100% là không có

Vùng có nhiều: Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, vùng Đăk Lăk, ..miền Đông nói chung

Đơn giản: cọp chỉ sống nơi nào có suối, cây bụi, gần đồng cỏ , trảng tranh.

– cọp thích tắm suối

– săn thú móng guốc : nai, mểnh, heo, …

– là loài rình mồi, rinh ở những địa điểm quen, bên đường mòn, rượt đuổi.

Đặc tính:

– chỉ săn mồi khi đói bụng, khi không bắt đc thú lớn thì ếch, nhái, cào cào gì cũng chơi

– mê trăng: nhiều người đã thấy cọp ngồi bên bờ suối vớt trăng cho đến khi không còn thấy trăng nữa và quên cả săn mồi

– chủ yếu săn lúc chiều tà đến tối

– khi bắt đc mồi, sẽ ăn bộ đồ lòng trước, phần còn lại thì đem đi giấu, cho sình thúi mới ăn. Nên thường phân cọp rất khét, hôi khó chịu, đi trong rừng mà ngửi thấy mùi, là chó chạy cụp đuôi liền.

– cọp đập đuôi và phóng lên chụp mồi

– khi ngủ: hả họng, tư thế thoải mái và hay có chim ( 1 loại riêng, thường theo cọp, nên khi người ta nghe tiếng chim, là biết có cọp) loại chim này chuyên rỉa thịt dư trong miệng cọp.

– khi rình mồi: đuôi xếp theo thân, 2 chân thu về, mắt lim dim- nên thợ rừng non nghề, cứ tưởng nó đang ngủ

– không rượt đuổi dài giống báo, hay sư tử

– không đi săn bầy đàn, thường thì 1 mình, hiếm hoi mới thấy 2 con đi cùng ( 1 căp, trong thời gian ngắn) – nên hay gọi là : chúa sơn lâm

– thường thì: khi bắt đc mồi: đầu tháng sẽ chừa chân, cuối tháng chừa đầu ( theo tháng trăng)

– râu cọp: là thước đo bề ngang thân cọp: khi đi vào giữa 2 cây, đụng râu thì người sẽ không lọt qua được , có người nói râu để đánh hơi, cái này chưa kiểm chứng – ( phần râu cọp để làm sâu thuốc độc, ngãi ,sẽ nói ở phần khác)

– người ta ít khi gặp cọp con nuôi trên 2 con. Dù cọp mẹ đẻ 1 lúc 2-3 con – khi nuôi con, cọp mẹ cũng trốn cọp đực kỹ càng, không thôi cọp đực sẽ ăn mất con.

– từ đầu đến chân trước thường cổ cọp không linh hoạt như mèo, nên khi thợ săn, thợ rừng bất ngờ gặp cọp, nhanh trí chạy ra sau đuôi, thì cọp không làm gì đc. …

Đi săn bẫy thú rừng – nghề nguy hiểm