Những thông tin cần biết về di sản

Mục lục

Di sản thế giới

Năm 1954, chính phủ Ai Cập quyết định xây dựng đập Aswan (đập Aswan trên), một sự kiện sẽ khiến một thung lũng có chứa những kho báu vô giá của Ai Cập cổ đại như các ngôi đền Abu Simbel bị nhấn chìm trong biển nước.
Một văn bản duy nhất được thống nhất giữa tất cả các quốc gia tham gia, và Công ước liên quan đến bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã được thông qua bởi Đại hội đồng UNESCO vào ngày 16 tháng 11 năm 1972.
Năm 1992, Ủy ban Di sản thế giới đưa ra khái niệm di sản hỗn hợp hay còn gọi là di sản kép, cảnh quan văn hóa thế giới để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản. Một địa danh được công nhận là di sản thế giới hỗn hợp phải thỏa mãn ít nhất là một tiêu chí về di sản văn hóa và một tiêu chí về di sản thiên nhiên.

Có nghĩa là, khi nói đến cụm từ di sản thế giới (world heritage) là chỉ bao gồm 3 loại: tự nhiên, văn hóa và hỗn hợp. Còn những di sản hay chương trình khác cũng thuộc UNESCO nhưng có Hội đồng xét duyệt riêng, tiêu chí riêng. Di sản thế giới có tất cả 10 tiêu chí, được đánh số theo số La Mã viết thường. VD: (i), (ii), (iii). Trong đó, tiêu chí từ (i) đến (vi) là dành cho di sản văn hóa, từ (vii) đến (x) là di sản tự nhiên. Để được chọn là di sản hỗn hợp thì di sản đó vần đáp ứng ít nhất 1 tiêu chí về văn hóa VÀ 1 tiêu chí về tự nhiên. Có thể nhiều hơn 1 tiêu chí nhưng phải bảo đảm vừa có tiêu chí văn hóa, vừa có tiêu chí tự nhiên. VD: Quần thể danh thắng Tràng An – 1 tiêu chí văn hóa; 2 tiêu chí tự nhiên. Như vậy, nếu ai đó hỏi Việt Nam có bao nhiêu di sản thế giới, chúng ta có thể nói 8 di sản ( 2 tự nhiên – 5 văn hóa – 1 hỗn hợp).

Di sản văn hóa phi vật thể

Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại (Masterpieces of the Oral and Intangible Heritage of Humanity) – hay cũng thường gọi là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới – là danh sách được UNESCO đưa ra để công nhận giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới.

Tại hội nghị lần thứ 3 họp tại Istanbul tháng 11/2008, để nâng cao nhận thức về tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, Ủy ban liên chính phủ về bảo tồn Di sản phi vật thể đã đưa ra hai danh sách:
• Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
• Danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Các kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đã được công bố trước đây nay được chuyển vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là trường hợp của Nhã nhạc Cung đình Huế (được công nhận 2003) và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (được công nhận năm 2005). Khi công nhận, cả hai được gọi là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Sau năm 2008, cả hai đều chuyền thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Như vậy, Di sản Phi vật thể cũng có 2 loại: Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Intangible heritage of Humanity) và di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp (Needs of Urgent Safeguarding). Hiện nay, Việt Nam có 14 di sản phi vật thể: 13 đại diện của nhân loại; 1 cần được bảo vệ khẩn cấp (Ca trù).

Di sản tư liệu

Di sản tư liệu thế giới (còn gọi là Chương trình Ký ức thế giới) của UNESCO ra đời từ năm 1994. Mục đích của chương trình là để ghi nhận các di sản văn hóa thuộc dạng tư liệu (Documentary Heritage) trên thế giới, đó có thể là cuốn sách, bộ phim, bức ảnh, giọng nói (băng ghi âm), hay là bút tích… Loại di sản này cũng được chia làm 2 loại: di sản tư liệu thế giới và di sản tư liệu Châu Á – Thái Bình Dương. Việt nam hiện có 2 di sản tư liệu thế giới và 5 di sản tư liệu Châu Á – Thái Bình Dương.

Di sản tư liệu thế giới

  1. Mộc bản triều Nguyễn.  (2009)
  2. Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long.  (2010; 2015)

Di sản tư liệu châu Á – Thái Bình Dương

  1. Mộc bản kinh Phật thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm. (2012)
  2. Châu bản triều Nguyễn. (2014)
  3. Văn thơ trên kiến trúc cung đình Huế. (2016)
  4. Mộc bản trường Phúc Giang. (2016).
  5. Hoàng Hoa sứ trình đồ. (2018)